• Câu hỏi: Tại sao chỉ có sử tử đực mới có bờm và tiếng gầm to mà sử tử cái lại không có? Và sử tử cái có thể có bờm được không ạ?

    Dược hỏi Chu Duy Đức Mạnh đến Văn Tân, Văn Bằng, Văn Quang, Thùy Dương, Phi Hoàng, Ánh Minh trên 5 Th3 2019.
    • Hình chụp: Thị Ánh Minh Nguyễn

      Thị Ánh Minh Nguyễn Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi:


      Đức Mạnh có vẻ thích sư tử phải không? Sư tử đực có bờm to (và tiếng gầm to) với 2 lí do:
      1. Thể hiện thế mạnh của nó so với những con sư tử khác. Chiếc bờm đó giúp sư tử đực trông to lớn hơn, do đó mà có thể dọa được những đối thủ khác của nó phải dè chừng. Nếu không dọa được chắc là chiến tranh triền miên :).
      2. Thu hút con cái, thể hiện rằng sư tử đực có thể chất khỏe mạnh, xứng đáng làm cha của đứa con mà con cái sẽ sinh ra.

      Đặc điểm có bờm ở sư tử cũng giống như ở con người chúng ta, những bạn nam sẽ có râu nhưng các bạn nữ lại không có râu. Cho nên sư tử cái không thể có bờm được.

    • Hình chụp: Bùi Phi Hoàng

      Bùi Phi Hoàng Các câu hỏi chưa được trả lời của tôi: last edited 5 Th3 2019 16:18


      Hello Đức Mạnh, tiếp tục với chủ đề sư tử của Đức Mạnh nhé :3
      Thứ nhất là về tiếng gầm, thì cả sư tử đực và cái đều có thể gầm nhé Mạnh ơi, nhưng sư tử đực sẽ gầm to hơn bởi chúng có thể trạng và trọng lượng cơ thể lớn hơn hẳn so với những con cái nên hiển nhiên sẽ gầm to hơn rồi. Và sư tử đực sẽ gầm nhiều và thường xuyên hơn sư tử cái, mục đích để đánh dấu chủ quyền lãnh thổ, cảnh báo những kẻ có ý định xâm phạm và gọi bầy của chúng khi phát hiện kẻ địch (chắc do vậy mà phải gầm to hơn, để nhỡ đâu 500 anh em đang ở xa vẫn còn nghe thấy được và chạy đến nghênh đón địch kịp thời ^_^)
      Thứ hai là về chiếc bờm, trước đây các nhà khoa học đã có giả thuyết rằng bờm của sư tử đực đóng vai trò một lớp lông dày, bảo vệ phần cổ của chúng trong các cuộc chiến đấu với những con sư tử đực khác. Nhưng giả thuyết này đã bị bác bỏ bởi sau khi nghiên cứu một loạt các hành vi tấn công của sư tử thì họ nhận ra rằng sư tử thường không tấn công vào phần cổ, mà chủ yếu là phần lưng và hông. Và sau khi làm “thí nghiệm” liên quan đến sự hấp dẫn của lông bờm sư tử đực đối với sư tử cái, thì họ nhận ra rằng bờm của sư tử đực đóng vai trò vô cùng quan trọng đến việc thu hút những con cái. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những con sư tử cái bị cuốn hút bởi những con đực có bộ lông bờm màu đen. Để duy trì được bộ lông bờm màu đen dưới ánh nắng nóng (màu đen hấp thụ nhiệt nhiều và làm tăng nhiệt độ cơ thể ) thì những con sư tử đực ấy về mặt thể chất, sức khỏe chắc chắn sẽ trội hơn những con sư tử khác. Thêm vào đó thì lông bờm dày, đen của một con sư tử đực cũng dùng để cảnh báo những con sư tử đực khác rằng nó đang ở trạng thái hoàn toàn sung mãn, khỏe mạnh và chiến đấu với nó sẽ không hề dễ dàng và đôi khi sẽ phải trả giá rất đắt.
      Thứ ba về bờm ở sư tử cái, thì sư tử cái không có bờm nhé Mạnh ơi, vì lượng testosterone trong cơ thể sư tử cái rất thấp, không đủ để giúp chúng phát triển bờm (giống như con người vậy, đàn ông có testosterone cao nên có râu, râu quai nón, lông ngực v.v…). Nhưng vẫn có ghi nhận một số cá thể sư tử cái vẫn phát triển bờm và có thể hiện hành vi của sư tử đực (gầm và đi tiểu đánh dấu lãnh thổ nhiều hơn, cưỡi lên lưng con cái khác để phối giống), các nhà khoa học đang nghi ngờ rằng vì một lí do biến đổi hooc-môn nào đó mà những con sư tử cái này có lượng testosterone cao hơn nên phát triển lông bờm và có những hành vi như vậy. Vì lượng testosterone là yếu tố quyết định lông bờm của một con sư tử, bật mí cho Mạnh một điều thú vị nữa là những con sư tử đực mà bị thiến, thì hooc-môn cũng biến đổi, lượng testosterone giảm mạnh và làm chúng dần dần mất đi bộ lông bờm oai vệ của mình nhé!

Các bình luận